Giữa đêm tối, Jaime Vuong đã đưa cô con gái bốn tuổi Alyssa cùng cậu con trai Ben mới sinh lên tàu đánh cá để thoát khỏi sự đàn áp của Việt Cộng.
Đó là vào năm 1984, chín năm sau ngày sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cũ tại miền Nam Việt Nam, nay gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh.
Dr. Alyssa Tran, bác sĩ chăm sóc chính trong bảy năm qua tại WellMed ở Northern Hills, thành phố San Antonio, Texas, cho biết: “Nhà của chúng tôi, các đồ vật có giá trị và tài sản đã bị Việt Cộng cưỡng chế tịch thu. Quyền tự do và nhân phẩm của cha mẹ tôi đã bị tước đoạt, do đó cha tôi đã tìm cách trốn khỏi Việt Nam nhiều lần”.
David Giang đã cố trốn thoát khỏi đất nước bốn lần với ý định lập nghiệp cùng gia đình tại Hoa Kỳ nhưng không thành công.
“Ông bị tống giam và đánh đập sau mỗi lần cố trốn thoát. Mẹ tôi đã bán những món đồ gia dụng còn lại, kể cả vật gia truyền, để đổi lấy sự tự do cho cha tôi”.
Hai vợ chồng vẫn quyết tâm cùng họ hàng sang Mỹ định cư. Do giới chức trách Việt Nam theo dõi chặt chẽ cha của Dr. Tran nên cha mẹ cô đã đưa ra quyết định khó khăn. Đó là để mẹ cô cố trốn thoát cùng hai con với hy vọng đoàn tụ sau này.
Khi tới bến cảng của Thành Phố Hồ Chí Minh, ba người lên chiếc tàu đầu tiên trong số nhiều tàu đánh cá, cùng các thuyền viên đồng cảm với họ và đồng ý đưa ba mẹ con đang hoảng sợ tới một nơi chưa biết rõ nhưng an toàn hơn. Đó là khởi đầu của một cuộc hành trình dài đầy gian nan, nhảy từ bến tàu lên tàu và ẩn mình trong mạn tàu tối tăm của những chiếc tàu đánh cá Việt Nam xa lạ.
“Mẹ cho chúng tôi uống thuốc ngủ khi chúng tôi trốn dưới khu bếp để thời gian trôi nhanh hơn và cũng bởi vì chúng tôi không có gì ăn. Chúng tôi phải giữ im lặng; bất kỳ tiếng ồn hay tiếng nói cộc cằn nào cũng có thể gây nguy hiểm cho chúng tôi và tính mạng của những người đã giúp đỡ chúng tôi. ”
Ba mẹ con đã đến thành phố Manila của Philippines. “Chúng tôi ở trại tị nạn trong nhiều tháng để học tiếng Anh, tiêm vắc-xin và chuẩn bị tới Mỹ”.
Alyssa bé nhỏ phải gánh vác những trách nhiệm to lớn trong suốt thời gian này. Cô kể lại:
“Tôi nhớ mình phải chăm sóc em trai khi mẹ đi học ở Philippines, rồi đi lấy nước từ giếng và đứng xếp hàng dài để nhận trợ cấp thực phẩm trong ngày. Về cơ bản, tôi phải giữ an toàn cho hai chị em trong khi mẹ đi học để chuẩn bị cho cuộc sống mới tại Mỹ”.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà gia đình cô nhận được tại Philippines đã tạo ấn tượng với Dr. Tran. Cô kể lại: “Chúng tôi đã liên lạc rất nhiều với trung tâm cộng đồng nơi có nhiều y tá và bác sĩ giúp đỡ những người tị nạn như chúng tôi. Các bác sĩ phải phụ trách một môi trường thường xuyên hỗn loạn. Đó là lúc tôi nhận ra rằng tôi không muốn làm bất kỳ nghề nào khác; Tôi muốn trở thành bác sĩ và là người đi đầu trong việc giúp đỡ mọi người cải thiện sức khỏe của họ”.
Một bác sĩ gia đình tại San Antonio đã chăm sóc họ khi tới nơi và cũng là người đã khuyến khích cô. Dr. Tran chia sẻ: “Ông nhận ra những khó khăn của gia đình chúng tôi và luôn sẵn sàng hỗ trợ hai chị em tôi. Khi tôi nói rằng tôi muốn trở thành bác sĩ, ông đã chia sẻ niềm vui khi làm nghề y và truyền cảm hứng cho tôi. Ông đã cho tôi sự tự tin để theo đuổi giấc mơ đầy khát vọng này”.
Dr. Tran và gia đình cô đã bay tới San Antonio từ Philippines với sự giúp đỡ của dì và dượng đang phục vụ trong Lục Quân Hoa Kỳ và sống cùng họ trong thời gian đầu.
Cuối cùng, gia đình cô chuyển tới ở cùng hai gia đình nhập cư khác trong một ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ. Mẹ của Dr. Tran đã làm hai, thậm chí là ba công việc cùng một lúc để kiếm sống.
Sesame Street ở Dịch Vụ Truyền Thông Công Cộng (Public Broadcasting Service, PBS) đã dạy tiếng Anh cho Dr. Tran và giúp cô chăm sóc em trai Hue “Ben” Binh Giang trong khi mẹ cô làm việc hơn 16 tiếng mỗi ngày. Cô đã theo học các Lớp trong chương trình Tiếng Anh là Ngôn Ngữ Thứ Hai (English as a Second Language, ESL) khi bắt đầu học tại trường công nhưng không cần học các lớp ESL khi lên lớp hai. Vào năm lớp ba, nhà trường đã xếp cô vào lớp Năng Khiếu và Tài Năng.
“Điều này không chỉ khiến cha mẹ tôi mà còn khiến giáo viên của tôi ngạc nhiên”.
Cha của Dr. Tran đã tới San Antonio để đoàn tụ với gia đình vào năm 1986. Kể từ thời điểm đó, nhiệm vụ của hai chị em là phải cố gắng. “Mỗi chúng tôi đều ý thức được nhiệm vụ của mình là phải học hành xuất sắc để sự hy sinh của cha mẹ không vô ích”.
Hiện nay, Dr. Tran đang hành nghề y tại khu phố nơi cô lớn lên. Cô chăm sóc cho nhiều Người Mỹ Gốc Việt tại San Antonio và các vùng lân cận. Khả năng thông thạo tiếng Việt và hiểu biết về phong tục, truyền thống của quê hương luôn giúp bệnh nhân của cô cảm thấy thoải mái.
Dr. Tran cho biết: “Nhiều bệnh nhân ngần ngại chia sẻ những câu chuyện đời thực và tiền sử bệnh của họ trước khi bắt đầu nhận dịch vụ chăm sóc tại Northern Hills. Có điều gì đó rất khác biệt khi chia sẻ những gì mà một người đã trải qua thông qua phiên dịch viên so với việc tự kể.
Tự kể sẽ đặc biệt hơn”.
Cha mẹ của Dr. Tran đã sinh thêm hai người con sau khi ổn định cuộc sống mới tại Mỹ. Hiện nay, cha cô đã nghỉ hưu sau 20 năm làm thợ hàn tại một công ty kỹ thuật. Mẹ cô đã 66 tuổi và vẫn tiếp tục làm việc trong tiệm làm móng do bà gây dựng và hiện đang làm chủ.
Dr. Tran muốn tôn vinh cha mẹ của mình trong tháng Di Sản của Người Mỹ Gốc Á và Người Dân Đảo Thái Bình Dương (Asian American Pacific Islander, AAPI). Cô và các em mãi mãi biết ơn những vất vả và hy sinh mà cha mẹ cô đã phải chịu đựng. Lịch sử của cô và của những Người Mỹ gốc Á và Người Dân Đảo Thái Bình Dương tại WellMed đã nói lên nhiều điều về sự đa dạng văn hóa khiến WellMed trở thành một nơi đặc biệt để làm việc.